Nhận xét Phan_Trần

Các cụ xưa thường răn: "Đàn ông chớ kể Phan Trần", vì trong truyện có đoạn tả Phan sinh tương tư người yêu đến nỗi toan tự tận. Các cụ cho rằng một người con trai không nên có những tình cảm quá nhu nhược và ủy mị như thế. Tuy vậy, trong truyện có nhiều đoạn tả cảnh, tả tình rất khéo, như đoạn tả nỗi buồn của Kiều Liên khi nhớ mẹ và tình nhân, đoạn tả bỗi thất vọng của Phan sinh khi bị Diệu Thường cự tuyệt.Lời văn chải chuốt êm đềm, có nhiều đoạn không kém gì văn Truyện Kiều, và so với văn Nhị độ mai có phần hơn [4].
  • GS. Nguyễn Lộc:
Phan Trần là một câu chuyện tình yêu thuần túy. Đôi trai gái ở đây yêu nhau một cách khá phóng túng, nhất là đối với Phan sinh. Mặc dù chàng đã được cha mẹ đính hôn, nhưng khi gặp một cô gái đẹp (ni cô Diệu Thường) chàng đã chạy theo tình yêu của mình, không một chút đắn đo. Còn Trần Kiều Liên lúc đầu cự tuyệt, nhưng khi biết chàng ốm tương tư vì mình, nàng đã đến thăm; và khi chàng dọa tự tử, thì nàng mở cửa cho chàng vào mặc dù đang lúc đêm tối vắng vẻ…Phải có cái táo bạo nào đó mới dám viết về một tình yêu tự do như thế lại diễn ra ở ngay trong một ngôi chùa. Và nhà sư (cô Phan Sinh) ở đây có tính cách như một nhà "nhân đạo chủ nghĩa", sẵn sàng thông cảm với tâm sự của đôi trai gái, giúp họ có điều kiện gần gũi và yêu thương nhau…Về mặt nghệ thuật, Phan Trần là một truyện thơ giản dị, ngôn ngữ trong sáng, không có nhiều từ Hán, hoặc nhiều điển cố khó hiểu. Một số đoạn thơ đạt đến trình độ điêu luyện [5]

Liên quan